Kiến trúc Indochine – Bản giao hưởng giữa văn hóa Đông Tây

Nhắc tới kiến trúc Indochine người ta thường ví “ Nụ hôn kiểu Pháp trên môi cô nàng Á Đông”, đó là vẻ đẹp vừa nồng nàn, mãnh liệt nhưng không kém phần tinh tế, lại pha chút mộc mạc, ấm áp. Có thể nói đây là phong cách thiết kế với sự hòa trộn hoàn hảo giữa văn hóa Đông – Tây. Vậy phong cách kiến trúc Đông Dương là gì? Đặc trưng ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Phong cách kiến trúc Indochine là gì?

Nếu bạn đã từng thắc mắc phong cách Indochine là gì thì trong tiếng Pháp đây là từ dùng để chỉ các nước thuộc bán đảo Đông Dương (hay còn gọi là bán đảo Trung-Ấn) bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia.

Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây, cụ thể hơn đó là văn hóa lớn của nhân loại: Trung Quốc và Ấn Độ.

Tại Việt Nam, phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Trung Quốc do 1000 năm đô hộ, còn Lào và Campuchia lại chịu sự ảnh hưởng của Ấn Độ. Với sự kết hợp đầy sáng tạo đã tạo nên một phong cách Indochine mang đậm tính nghệ thuật, thể hiện được tinh hoa văn hóa 2 khu vực thế giới hài hòa trong bản sắc và bề dày lịch sử.

Kiến trúc Indochine - Bản giao hưởng giữa văn hóa Đông Tây
Kiến trúc Indochine – Bản giao hưởng giữa văn hóa Đông Tây

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng sẽ bị thu hút bởi nét mộc mạc, dân dã với những nội thất tối giản nhất khi giường, phản,… thay thế cho bàn ghế. Ngoài ra, sự kết hợp giữa nét đẹp hiện đại và phong cách nội thất châu Âu cách tân của Pháp được nhiệt đới hóa bởi bản sắc bản địa, phù hợp với khí hậu,… mang tới tính thẩm mỹ vô cùng cao.

Cả hai phong cách vừa tương phản đối nhưng cũng vừa bổ trợ để tôn lên vẻ đẹp của nhau, tạo nên một sức hút khó cưỡng. Đây chính là một trong những phong cách nội thất hiện đại sang trọng ấn tượng nhất bậc nhất của Pháp.

Ngoài tính thẩm mỹ, thì nội thất phong cách Đông Dương còn khéo léo đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt của người Việt Nam từ cách sử dụng màu sắc, cho tới những vật liệu và các dụng cụ trang trí,…. Chính vì vậy, phong cách này rất được ưa chuộng trong các thiết kế hiện nay.

Đặc trưng phong cách kiến trúc Indochine

Đặc trưng của phong cách kiến trúc Indochine được thể hiện rõ nét qua gam màu, vật liệu, họa tiết, bố trí nội thất. Cụ thể như:

  • Về màu sắc, phong cách kiến  Indochine thường sử dụng những gam màu trung tính như vàng nhạt, vàng kem, trắng… điểm xuyết các gam màu ấm nóng thể hiện được sự tươi mới, năng động, đầy sức sống của xứ nhiệt đới như màu vàng cam, màu đỏ, màu tím…Sự kết hợp những gam màu sắc này giúp mang tới cảm giác gần gũi, tươi mới và khơi nguồn năng lượng tuyệt vời. 
  • Về chất liệu sử dụng, để phù hợp với dấu ấn Á Đông, phong cách thiết kế Indochine linh hoạt phối kết hợp chất liệu: thép, nhựa PVC, kim loại để hợp với thời đại nhưng tạo điểm nhấn chất liệu như gỗ, tre, mây… Đây là những chất liệu thiên nhiên, có độ bền, tính thẩm mỹ cao, phù hợp với nhiều không gian thiết kế khác nhau… Đặc biệt là thể hiện được độ “chất” của gia chủ.
  • Về hoạ văn, họa tiết sử dụng, phong cách thiết kế kiến trúc Indochine thường sử dụng hoa văn, hoạ tiết Đông Sơn, cách điệu thành những hình hoa lá, chữ nhật, tĩnh vật, các con vật được cho là biểu trưng cho sự may mắn như tứ linh (long, lân, quy, phụng), dơi, cá… Các hoa văn, họa tiết này thường được sử dụng cho sàn, tường, trần, vật dụng trang trí, các thiết bị nội thất hay vách ngăn…
  • Về đồ nội thất, các đồ nội thất, đồ trang trí thường thấy khi ứng dụng trong kiến trúc Indochine có thể kể đến như: Phù điêu, tượng truyền thống, ví dụ như: tượng Phật, tứ linh, hoa sen, hoa cúc, cây bồ đề… Sập gụ, phản gỗ, bình phong.

Theo thời đại, những ngôi nhà đòi hỏi sự tiện nghi hơn mà vẫn giữ lại các giá trị truyền thống. Vì thế, kiến trúc sư hiện tại có thể linh hoạt phối hợp thêm những vật liệu khác như thép, nhựa PVC, kim loại… trong kiến trúc Đông Dương để tạo những điểm nhấn mang tính thời đại. Những kiến trúc sư nhạy bén cũng biết cách đưa vào nét Hiện Đại ở những không gian cần sự tiện ích. Không gian Indochine cũng trở nên linh hoạt và thanh thoát hơn nhiều. Giới hạn sáng tạo của Indochine có lẽ chỉ nằm ở điểm giao thoa giữa nhu cầu và “chất chơi” của gia chủ.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Các tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *