Cầu thang đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các tầng và tạo sự thuận tiện cho việc di chuyển trong ngôi nhà. Chính bởi vậy mà thiết kế cầu thang luôn được các gia chủ quan tâm. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại cầu thang, mỗi loại cầu thang có những đặc điểm riêng, phù hợp với các không gian và phong cách kiến trúc khác nhau. Hãy cùng khám phá ngay nhé!
Các loại cầu thang theo hình dáng
Cầu thang thẳng
Cầu thang thẳng là một loại cầu thang được thiết kế theo hình dạng thẳng đứng và các bậc thang được sắp xếp thẳng hàng từ trên xuống dưới. Điểm đặc trưng của cầu thang thẳng là sự đơn giản tạo ra không gian gọn gàng và trang nhã. Loại cầu thang này thường được sử dụng trong các ngôi nhà có diện tích lớn và không có sự hạn chế về chiều cao hay chiều rộng.
Ngoài ra tùy vào sở thích của gia chủ, cầu thang thẳng có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như gỗ, kim loại, kính, thạch anh đá quý…..
Cầu thang xoắn ốc
Đây là một loại cầu thang được thiết kế có các bậc thang xoay quanh một trục tạo thành hình dạng xoắn ốc. Cầu thang này thường chiếm ít diện tích hơn so với cầu thang thẳng và thích hợp cho những không gian nhà có diện tích nhỏ.
Cầu thang xoắn ốc có thiết kế đẹp mắt và thường được sử dụng làm cầu thang tầng thượng hoặc ngoài trời. Tuy nhiên, do thiết kế xoắn ốc, nó có một số nhược điểm như diện tích hẹp, di chuyển không thuận tiện và không đảm bảo an toàn, nhất là gia đình có trẻ nhỏ và người già. Hơn nữa, để tránh gây cảm giác chóng mặt khi sử dụng, cầu thang tròn thường được thiết kế không quá cao.
Cầu thang chữ L
Cầu thang chữ L được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong hầu hết kiến trúc nhà ở. Loại cầu thang này gồm một đoạn thẳng, một đoạn gấp vuông tạo thành một góc 90 độ và có chiếu nghỉ ở giữa. Với dạng cầu thang này, gia chủ có thể tận dụng không gian dưới gầm cầu thang để bố trí các vật dụng khác như giá sách, tủ đựng đồ hoặc trang trí giúp tối ưu hóa diện tích và tạo điểm nhấn độc đáo cho ngôi nhà của mình.
Cầu thang xương cá
Cầu thang xương cá là cầu thang có hình dạng giống xương cá. Thiết kế của nó có các khoảng hở lớn giữa các bậc thang, tạo ra một không gian thoáng đãng và thanh thoát.
Loại cầu thang này thường được sử dụng trong các kiến trúc hiện đại và có tính thẩm mỹ cao. Cầu thang xương cá cũng chiếm ít diện tích hơn so với các loại cầu thang khác và trở thành một lựa chọn phổ biến cho những không gian có diện tích hạn chế.
Cầu thang dây cáp
Thay vì sử dụng các tay vịn như trong các loại cầu thang truyền thống, cầu thang sử dụng các dây cáp mỏng được căng chặt giữa các bậc cố định. Điểm đặc biệt của cầu thang dây cáp là mang lại cảm giác thoáng đãng, giúp tối ưu hóa tầm nhìn và ánh sáng cho không gian cầu thang.
Hơn nữa, cầu thang dây cáp cũng tạo ra một vẻ đẹp hiện đại, thẩm mỹ và phù hợp với nhiều kiểu trang trí nội thất. Loại cầu thang này thường được sử dụng trong kiến trúc hiện đại, nhà ở, căn hộ, biệt thự hay các không gian thương mại bởi tính thẩm mỹ, sự an toàn với khả năng chịu lực tốt và giảm thiểu sự che khuất tầm nhìn.
Các loại cầu theo vật liệu xây dựng
Cầu thang gỗ
Đây là loại cầu thang được làm từ gỗ tự nhiên mang lại tính thẩm mỹ cao, sang trọng và tạo điểm nhấn cho không gian nội thất. Với đặc điểm tự nhiên và đa dạng của gỗ, cầu thang gỗ có khả năng tương thích với nhiều phong cách thiết kế từ truyền thống đến hiện đại.
Loại cầu thang này thường được sử dụng trong nhà phố, biệt thự, căn hộ cao cấp, hay các tòa nhà thương mại. Bởi gỗ mang đến sự ấm cúng, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên và có khả năng tương thích với nhiều màu sắc và bố cục không gian khác nhau.
Cầu thang sắt
Cầu thang sắt dũng là một lựa chọn phổ biến cho nhiều gia đình nhờ tính đa dạng về mẫu mã và giá thành phù hợp. Với sự đa dạng về thiết kế, cầu thang sắt dũng có thể phù hợp với nhiều phong cách kiến trúc và không gian nội thất.
Tuy nhiên, cầu thang sắt có nhược điểm là khả năng bị hư hỏng trong quá trình sử dụng, nhất là khi tiếp xúc với môi trường ẩm ướt hoặc có tác động mạnh, do đó, đòi hỏi gia chủ cần bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ để duy trì độ mới mẻ và đẹp của nó.
Cầu thang inox
Cầu thang inox là một lựa chọn phổ biến và có nhiều ưu điểm so với cầu thang sắt. Inox là một loại hợp kim thép không gỉ, có khả năng chống oxy hóa và rỉ sét, giúp cầu thang giữ được vẻ đẹp và độ bền lâu hơn theo thời gian.
Giá thành của cầu thang inox cũng khá phù hợp so với các loại cầu thang khác. Tuy nhiên, cầu thang inox thường có kiểu dáng sáng hạn chế nên sẽ phù hợp với những ngôi nhà theo phong cách hiện đại, cá tính hoặc khỏe khoắn.
Cầu thang kính
Cầu thang kính là mẫu cầu thang được làm từ kính cường lực, có khả năng chịu được tác động mạnh và bền bỉ theo thời gian. Với các tấm kính trong suốt, cầu thang kính tạo ra một không gian mở và mang lại cảm giác thông thoáng cho ngôi nhà.
Ngoài ra, cầu thang kính cũng có giá thành khá rẻ so với một số mẫu cầu thang khác như cầu thang gỗ hoặc cầu thang inox. Đồng thời, kính cường lực có khả năng chịu nhiệt và chống trầy xước, giúp bảo vệ độ bền và đẹp của cầu thang trong thời gian dài. Không chỉ vậy, sự kết hợp giữa kính trong suốt và phần tay vịn từ gỗ hoặc kim loại tạo nên sự cân đối và hài hòa trong thiết kế giúp cầu thang kính trở thành một điểm nhấn nổi bật cho không gian nội thất.
Cầu thang thạch anh đá quý
Đây là loại cầu thang được sản xuất từ 2 vật liệu chính, đó là thạch anh và đá quý, trong đó cốt thạch anh chiếm 80%. Được liên kết bằng hợp chất vô cơ, cầu thang thạch anh đá quý có độ bền cao, không bị lão hóa trong quá trình sử dụng và dễ vệ sinh trong thời gian sử dụng.
Một điểm nổi bật của cầu thang thạch anh đá quý là màu sắc sáng và vân sắc đá quý như thạch anh tím, mã não đỏ, ngọc hoàng long… mang đến vẻ đẹp ấn tượng và sang trọng cho không gian. Đồng thời, loại cầu thang này còn có giá trị phong thủy, mang lại năng lượng tích cực, sự bình an trong tâm hồn và thịnh vượng cho gia chủ. Có thế thấy, cầu thang thạch anh đá quý là một lựa chọn đáng xem xét để trang trí không gian sống và mang lại những lợi ích tâm linh cho gia đình.
Trên đây là thông tin về những loại cầu thang mà gia chủ có thể tham khảo. Tuy nhiên để chọn được mẫu cầu thang phù hợp nhất với không gian gia đình, gia chủ nên xem xét các yếu tố như kiểu kiến trúc, phong cách nội thất, không gian sử dụng, và sở thích cá nhân.